Top Lý Do Nối Mi Kém Bền

Ngành nối mi hiện nay đang là một lĩnh vực được nhiều phụ nữ lựa chọn, không chỉ bởi tính ổn định mà nó mang lại trong việc làm, mà còn vì khả năng kiếm thu nhập đáng kể từ nghề này. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng, chất lượng của việc nối mi cần tuân theo những tiêu chí cơ bản, như tránh tình trạng cộm và gây nặng cho mắt. Hơn nữa, độ bền của nối mi cũng cần được đảm bảo để duy trì trong thời gian dài. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây hỏng nối mi và áp dụng những giải pháp hiệu quả để khắc phục.

Dựa trên kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực làm việc, Miss Tram Academy đã rút ra một số nguyên nhân cơ bản, dưới đây là một số lý do mà chúng tôi đã tóm gọn, mời bạn tham khảo.

Những Lý Do Khiến Hàng Lông Mi Kém Bền

1. Sự chăm sóc của khách hàng

lý do khiến hàng lông mi kém bền

Chế độ chăm sóc sau khi nối là đặc biệt quan trọng, nó quyết định một phần rất lớn chất lượng hàng mi nối của bạn. Cho nên bạn cần chú ý hướng dẫn khách hàng của mình chăm sóc mi nối đúng cách với một số lưu ý sau:

  • Không rửa mặt ngay sau khi nối mi xong, cần hạn chế tránh nước tiếp xúc với hàng mi trong thời gian đầu.
  • Không sử dụng mascara để trang điểm, bởi vì bạn cần phải sử dụng tẩy trang để lấy đi lớp mascara đó. Mà dung dịch tẩy trang có thể làm giảm độ kết dính của keo nối, khiến hàng lông mi nhanh rụng hơn.
  • Không nằm nghiêng hay sấp khi ngủ, vì có thể khiến hàng mi bị gãy rụng, đồng thời làm xô dịch hàng mi đã được định hình từ trước.
  • Dùng tay dụi mắt cũng là nguyên nhân gây gãy rụng, khiến hàng lông mi kém bền hơn.
  • Sử dụng kính mỗi khi ra đường để bảo vệ hàng mi.

2. Sử dụng keo nối mi không đúng cách

Keo nối mi là một dụng cụ rất quan trọng giúp kết nối các sợi mi giả và mi thật, tạo nên hàng mi dày, dài theo mục đích của mình. Nếu không sử dụng keo nối mi đúng cách, đó chính là nguyên nhân khiến hàng lông mi kém bền.

cách chăm sóc lông mi sau phun
  • Keo nối mi hết hạn sử dụng

Khi sử dụng keo nối mi hết hạn sử dụng, độ kết dính của keo đã không còn được đảm bảo, khiến hàng lông mi nhanh rụng hơn. Cho nên, bạn cần đảm bảo sử dụng keo trong thời gian còn hạn sử dụng, đồng thời thay mới khi đã hết hạn. Thông thường, keo nối mi sẽ có hạn sử dụng từ 2 tuần đến 1 tháng tùy vào đặc điểm từng loại keo tính từ ngày mở nắp. Bạn nên ghi chú ngày mở nắp của mỗi chai keo để xác định chính xác nhất hạn sử dụng và thay thế phù hợp.

  • Không lắc kĩ keo trước khi dùng

Keo nối mi là hỗn hợp các thành phần được pha trộn với nhau nhằm mang đến độ kết dính. Việc lắc kỹ trước khi sử dụng sẽ giúp các thành phần được hòa quyện, trộn đều với nhau, từ đó tăng độ kết dính giữa mi giả và mi thật.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do chủ quan bạn không thực hiện động tác lắc kỹ trước khi sử dụng, lúc này các thành phần trong keo đang phân tầng khiến chất lượng của keo bị giảm sút rất đáng kể và kết quả, hàng mi sau khi nối nhanh chóng gãy rụng.

cách chăm sóc mi tại nhà an toàn
  • Không thay lượng keo mới trong quá trình nối mi

Thông thường, khi nối mi kỹ thuật viên sẽ chỉ lấy một lượng keo nối vừa đủ nhằm tăng sự tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, keo nối mi sẽ khô khi tiếp xúc với không khí, khiến hiệu quả kết dính không còn được như ban đầu.

Chính vì thế lời khuyên dành cho các kỹ thuật viên là chỉ nên lấy một lượng keo vừa đủ cho quá trình nối trong 30 phút. Sau khoảng thời gian đó, bạn nên thay mới một lượng keo nối khác. Điều này vừa giúp tăng chất lượng của keo nối mi mà còn làm tăng thời gian sử dụng của chai keo khi không để hở nắp trong một thời gian quá dài.

  • Sử dụng keo không phù hợp với tay nghề

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại keo nối mi với những đặc tính khác nhau như keo khô nhanh, keo khô chậm,… Việc bạn sử dụng loại keo nối không phù hợp với tay nghề cũng là nguyên nhân khiến hàng mi kém bền. Ví dụ như bạn là người mới ra nghề, kỹ thuật nối mi còn chưa vững nhưng bạn lựa chọn loại keo nối mi khô nhanh, khi tốc độ nối mi chậm hơn so với tốc độ khô của keo, dẫn đến mi giả không có độ kết dính nhất định vào mi thật và khiến mi nhanh rụng hơn.

3. Tay nghề của kỹ thuật viên

Một yêu cầu quan trọng trong việc tạo nên một hàng mi chất lượng đó chính là tay nghề thực hiện. Cho nên bạn cần luyện tập thường xuyên để nâng cao tay nghề của bản thân đồng thời hạn chế những lí do khiến hàng mi kém bền dưới đây:

lưu ý khi chăm sóc mi sau phun
  • Không lấy đủ lượng keo

Việc lấy một lượng keo vừa đủ sẽ khiến hàng mi không bị dày, cộm mất tự nhiên đồng thời giúp mi giả gắn chặt vào mi thật. Tuy nhiên, với những bạn tay nghề còn yếu, không thể xác định đúng lượng keo như thế nào là phù hợp thường sẽ lấy keo ít hơn so với cần thiết. Khiến mi giả không đủ bám chặt vào mi thật và mi nhanh rụng hơn sau khi nối.

  • Không vệ sinh sạch mi trước khi nối

Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến hàng mi nhanh rụng. Bước vệ sinh mi đặc biệt quan trọng, vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng vừa là bước giúp keo nối mi phát huy tối đa hiệu quả của mình. Đối với những khách hàng có làn da dầu, hàng mi sẽ kém bền hơn so với những khách hàng có làn da khô. Chính vì thế, bước vệ sinh mi sẽ phần nào hạn chế những tác động của làn da dầu..

Trên đây là một số lý do khiến hàng mi kém bền mà Miss Tram Academy muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp quá trình làm việc của bạn được tốt hơn, mang đến sự hài lòng cho khách hàng từ đó nâng cao thương hiệu của mình.

Nguồn: https://misstram.edu.vn/ly-do-khien-hang-long-mi-kem-ben/